Nguyễn Thị Minh Khai
Lúc nhỏ tên là Vịnh, sinh ở xã Vịnh Yên, tỉnh Nghệ An. Tham gia hoạt động yêu nước từ nhỏ. Năm 1931 bà bị mật thám Pháp bắt ở Hồng Kông, năm 1934 được trả tự do. Trong năm này bà cùng Lê Hồng Phong được cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng sản tại Mạc Tư Khoa. Sau đó làm lễ thành hôn. Tại đây bà được vào trường Đại học Đông Phương Stalien.
Năm 1936, bà được phân công công tác ở Sài Gòn, tham gia Xứ ủy Nam Kì và phụ trách Bí thư thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn. Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới bùng nổ, địch khủng bố trắng, ngày 30/7/1940 bà bị địch bắt. Trong tù bà đã bí mật liên lạc được với tổ chức bên ngoài, tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng. Ngày 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ. Địch vin vào cuộc khởi nghĩa này lấy cớ kết án từ hình một số cán bộ lãnh đạo của Đảng đang bị giam giữ, trong đó có bà và chồng là Lê Hồng Phong.
Ngày 28/8/1941 bà bị xử bắn cùng một lần với các đồng chí khác tại Hóc Môn, hưởng dương 31 tuổi.