Thứ hai, ngày 14 tháng 07 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 25/12/2023

Công an thị xã Buôn Hồ tăng cường đấu tranh với các hành vi vi phạm về pháo nổ dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

TuyenTruyenPhaoTet_001

     Càng gần đến tết Nguyên đán thì số người bị tai nạn liên quan đến pháo, đặc biệt là pháo nổ ngày càng tăng. Việc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng pháo nổ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn, để lại hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản. Chính vì vậy, từ năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã có những văn bản pháp luật quy định về công tác quản lý, sử dụng pháo: Chỉ thị 406/CT-TTg ngày 08/8/1994 "Về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo"; Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 "Về quản lý, sử dụng pháo"; Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 (sau đây viết tắt là Nghị định 137) thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo. Nghị định 137 đã quy định một số điểm mới phù hợp với tình hình thực tế trong công tác quản lý Nhà nước và đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm về pháo.

Nghị định 137 đã quy định một số điểm mới phù hợp với tình hình thực tế trong công tác quản lý Nhà nước và đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm về pháo

     Căn cứ vào các quy định trên, mọi người dân cần tự ý thức mọi hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ đều là trái phép và tùy vào mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Cụ thể: Xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, ATXH với mức phạt tiền thấp nhất là 1.000.000đ và cao nhất là 40.000.000đ, trong đó hành vi “Sử dụng pháo, thuốc pháo trái phép” sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ; Đối với hành vi “vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo” bị phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ hoặc xử lý hình sự về tội “Sản xuất, buôn bán hàng cấm”, “Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm” quy định tại Điều 190, 191 Bộ luật hình sự năm 2015 với mức phạt tù từ 6 tháng đến 15 năm. Năm 2023, Công an thị xã Buôn Hồ đã khởi tố 01 vụ, 01 bị can về Tội vận chuyển hàng cấm, tịch thu 10 kg pháo nổ; xử phạt vi phạm hành chính 06 vụ, 06 đối tượng về hành vi sử dụng pháo trái phép.

 

Nghị định 144/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, ATXH

     Phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ

     Người dân cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định 137 để tránh gây nhầm lẫn dẫn đến các hành vi vi phạm:

     - Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

     - Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. 

 

Người dân cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh dẫn đến những vi phạm không đáng có

     Người dân được đốt pháo trong trường hợp nào?

     Theo Điều 17, Nghị định 137, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được đốt phép đốt pháo hoa (loại pháo không gây tiếng nổ) trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật và khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

 

Người dân được phép đốt pháo hoa (loại không gây tiếng nổ) do Bộ Quốc phòng sản xuất

     Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, để kịp thời làm tốt công tác đấu tranh, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về pháo, mỗi người dân cần phát huy vai trong công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về pháo nói riêng và phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” bằng những việc làm thiết thực sau:

     Một là, không sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép và các đồ chơi nguy hiểm bị cấm; không sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo; chấp hành nghiêm các quy định về quản lý, sử dụng pháo theo Nghị định 137.

 

Đón Tết văn minh, mình không đốt pháo

     Hai là, tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép; đồng thời, tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và tích cực phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng pháo.

     Ba là, nếu phát hiện các trường hợp vi phạm các quy định về phòng chống pháo nổ, vũ khí, vật liệu nổ, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo pháp luật.

 

Chủ động giao nộp pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan chức năng

     Mỗi người dân có ý thức trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng pháo là góp phần xây dựng thôn, buôn, tổ dân phố không tiếng pháo. Vì một xuân Giáp Thìn 2024 an toàn, lành mạnh, hạnh phúc và bình yên, hãy cùng chung tay với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong quản lý và sử dụng các loại pháo, thuốc pháo nói riêng và vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nói chung.

Đội CS ĐTTP về KT,CV - CATX

Lấy link copy
In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang